vhnt, số 226
11 September 1996
Trong số này:
thư vhnt..................................................................PCL
T h ơ :
1 - Thơ Walt Whittman (trích Leaves of Grass) ..........Trần Thuyên dịch
2 - Chung quanh trại Về Nguồn VII .....................Trần Trung Ðạo
3 - Ðố anh ......................................................Nhật Nam
4 - Tìm / Ghềnh đá ..................................Trương Xuân Dũng
P h ỏ n g V ấn / D i ễ n Ð à n V ă n H ọ c :
5 - Phỏng vấn họa sĩ Trịnh Cung:
Có thể hiểu được hội họa hiện đại không?...Thúy Nga/TTCN
6 - Góp ý về đề tài TMH vs. PTH:
"Con lừa giữa hai bó cỏ"(*) .....................................PCL
T r u y ện N g ắn / S án g T ác :
7 - Người anh ............................................Trần Hoài Thư
8 - Gà (tản văn) ..................................................Phú Lê
Như đã thông báo ở vhnt số trước (vhnt #225), nhóm chúng ta sẽ có một cuộc họp mặt thân hữu xa gần tại Houston vào ngày 9-10 November 96. Nhóm tổ chức rất mong các bạn đọc vùng phụ cận và ở xa, nếu có thể ghé thăm và tham dự với nhóm VHNT liên mạng trong dịp này để tạo tình thân và liên kết. Dự trù đây là một buổi họp mặt thân mật ấm cúng trong tinh thần gia đình, nên nhóm tổ chức cần biết trước số người tham dự để xếp đặt và tiện đón tiếp. Nếu bạn có thể ghé vùng Houston trong ngày này được, xin mời tham gia và xin email cho tôi hoặc anh Nguyên biết trước ngày 30 Sept. 1996. Rất mong gặp bạn trong dịp họp mặt thân hữu này.
Tuyển tập hy vọng đã đến tay bạn đọc trong nội địa Hoa Kỳ, hy vọng bạn vui cùng nhóm vhnt với tập san cầm trên tay. Mặc dù nhóm biên tập đã cố gắng tận tụy với tuyển tập đầu tay này, nhưng nội dung và hình thức cũng không thể tránh khỏi ít nhiều khuyết điểm. vhnt mong đóng góp ý kiến của bạn đọc sau khi nhận được, dù là những lời bình phẩm xây dựng chúng tôi cũng rất quí trọng, để rút kinh nghiệm và học hỏi cho tuyển tập tới được tốt đẹp hơn.
Mong nhận ý kiến trung thực của bạn về tuyển tập Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng này.
Cám ơn bạn, và chúc bạn một ngày an lành, thoải mái.
thân ái,
PCL/vhnt
Poets to Come
Poets to come! orators, singers, musicians to come!
Not to-day is to justify me and answer what I am for,
But you, a new brood, native, athletic, continental, greater than before known,
Arouse! for you must justify me.
I myself but write one or two indicative words for the future,
I but advance a moment only to wheel and hurry back in the darkness.
I am a man who, sauntering along without fully stopping,
turns a casual look upon you and then averts his face,
Leaving it to you to prove and define it,
Expecting the main things from you.
Hỡi những thi sĩ tương lai!
Hỡi những thi sĩ tương lai! Hỡi những nhà công thuyết, ca sĩ, nhạc sĩ tương lai!
Hôm nay không là biện minh tôi hay trả lời hiện hữu tôi,
Nhưng các bạn,
một tân chủng, bản xứ, lực lưỡng, toàn châu, ưu việt hơn bao giờ hết,
Ðứng dậy! vì các bạn phải biện minh tôi.
Tôi chỉ là người viết một hay hai chữ tiêu biểu cho tương lai,
Tôi chỉ một thoáng bước tới để vội vã xoay ngược lại vào bóng tối.
Tôi là một kẻ, chân đời khoan thai không lần đứng lại,
ánh mắt vô tư một lần nhìn bạn rồi quay mặt đi,
Dành phần bạn chứng nhận và định nghĩa chân dung tôi,
Kỳ vọng từ bạn những gì chính đáng nhất.
Here the Frailest Leaves of Me
Here the frailest leaves of me and yet my strongest lasting,
Here I shade and hide my thoughts, I myself do not expose them,
And yet they expose me more than all my other poems.
Ðây những chiếc lá mong manh nhất của tôi
Ðây những chiếc lá mong manh nhất của tôi và lại là bền lâu nhất,
Nơi đây tôi che và dấu tư tưởng mình, không tự phơi bày chúng,
Vậy mà chúng lại phơi bày tôi hơn mọi bài thơ khác.
After the Dazzle of Day
After the dazzle of day is gone,
Only the dark, dark night shows to my eyes the stars;
After the clangor of organ majestic, or chorus, or perfect band,
Silent, athwart my soul, moves the symphony true.
Sau lộng lẫy của ngày
Sau lộng lẫy của ngày,
Riêng đêm sâu trình diễn những tinh tú vào mắt tôi;
Sau tiếng vang vương giả của ngân cầm, của hợp xướng, hay
của ban nhạc hoàn hảo,
Tịch lặng, xuyên thẳng vào linh hồn tôi, chuyển bài hòa tấu chân duy.
To Get the Final Lilt of Songs
To get the final lilt of songs,
To penetrate the inmost lore of poets - to know the mighty ones,
Job, Homer, Eschylus, Dante, Shakspere, Tennyson, Emerson;
To diagnose the shifting-delicate tints of love and pride and doubt - to truly understand,
To encompass these, the last keen faculty and entrance-price,
Old age, and what it brings from all its past experiences.
Ðể tạo ra những tiết tấu sau cùng của nhạc bản
Ðể tạo ra những tiết tấu sau cùng của nhạc bản,
Ðể xoi thấu tư duy sâu thẳm nhất của thi sĩ - để tri ngộ uy lực hố,
Job, Homer, Eschylus, Dante, Shakspere, Tennyson, Emerson;
Ðể phân tách những chuyển-tiếp-mong-manh ửng sắc của tình yêu và hãnh diện và tự nghi - để thật sự thấu hiểu,
Ðể bao thông tất cả, bài học khôn và giá phải trả sau cùng,
Tuổi già, và những gì mang theo từ mọi kinh nghiệm trải qua.
Trần Thuyên chuyển ngữ
Chung Quanh Trại Về Nguồn VII
Hai con nai ở Otter Creek Park
Hai con nai lạc từ đâu đến
Trở lại rừng đi, trở lại rừng
Ta dại bỏ nhà đi quá sớm
Nên sập bẫy đời, mang vết thương.
Tiếng kẻng trại
Ai khua tiếng kẻng vang rừng núi
Lửa trại chưa tàn đã trắng đêm
Hai chục năm dài non nước ngủ
Làm sao đánh thức được anh em.
Bài hát "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ"
Tới lui vẫn một bài ca ấy
Hát mấy mươi năm đã thuộc làu
Chẳng lẽ ngồi đây mà hát mãi
Lời ca sao lấp được niềm đau.
Lodge số 29
Kẻ bắc người nam không hẹn trước
Gặp nhau kể lể chuyện đông tây
Ðể có một ngày giông bão dứt
Anh em, xin góp một bàn tay.
Sinh hoạt đội
Những con chim nhỏ ngàn phương tới
Ríu rít bài ca hẹn với đời
Ðau nhức trong lòng ta sống lại
Biết tìm đâu nữa tuổi thơ ơi.
Ngồi trên phi cơ
Phi cơ, xin nhớ đừng rơi nhé
Nợ chất vai ta một gánh đầy
Chẳng phải sợ gì câu sống chết
Có không, không có chỉ là mây.
Trần Trung Ðạo
Ðố Anh
- Ðố anh định nghĩa được chữ "quen"?
- Nàng đi dạo phố lúc lên đèn,
Rớt ví, nhanh tay chàng nhặt hộ
"Cảm ơn anh nhé!" Thế là quen!
- Ðố anh định nghĩa được chữ "mong"?
- Hẹn ngày hôm trước, hôm sau... không,
Thờ thẫn chàng ngồi mơ khói thuốc
Rồi ngóng, rồi trông, thế rồi ...mong!
- Rồi nhé, làm sao cái chữ "thương"?
- Chiều chiều dạo phố dưới tà dương
Ngày nao cũng thế, và cũng thế
Rồi vấn, rồi vương, thế rồi... thuơng!
- Sau cùng anh nhé, một chữ ..."yêu"
- Cô bé nhà tôi khéo hỏi nhiều,
Quen nhé, mong nhé, và thương nhé,
Rồi thấy buồn nhiều, ấy ...đã yêu !!!
Nhật Nam
Tìm
Thoát hồn ra khỏi nơi đây
Ðể xem nhân thế loay hoay đảo lừa
Nếu đời có cõi hư vô
Thì ta là kẻ, hề!... chưa hiểu đời
Hay ta đã lỡ buông lơi???
Tìm chìa khóa bước qua đời Sắc Không
Ghềnh Ðá
Một cơn sóng vỗ ngập tràn
Sủi men, ướt đá âm vang lạnh lùng
Thân ta đá, sững, bao năm
Sóng trôi đi mất, tâm Không, còn gì???
Trương Xuân Dũng
Phỏng vấn họa sĩ Trịnh Cung
CÓ THỂ HIỂU ÐƯỢC HỘI HỌA HIỆN ÐẠI KHÔNG?
Một lần bạn tôi "đố em" tôi bằng một câu hỏi bất ngờ: "Tại sao các họa sĩ lại phải ký tên vào những bức tranh của mình?" Tôi không biết đường trả lời. Vốn mù mờ vềhội họa, lại hay hỏi này hỏi nọ khi xem một bức tranh nên tôi thích thú lắm khi nghe câu đáp án:"Ðể bức tranh đừng bị treo ngược!" Vẫn biết là đùa cợt đấy, nhưng dường như trong đám khói mù mịt kia đã có chút lửa leo lét...
Thôi đành tìm gặp một người trong cuộc để tìm cho ra lẽ. Gặp được họa sĩ Trịnh Cung cũng là người đang có những giờ giảng (về ngôn ngữ hội họa VN trong Trường đại học Sư phạm và Trường Sư phạm mẫu giáo, giảng về hội họa VN cho sinh viên nước ngoài ở Ðại học Tổng hợp), tôi liền hỏi ngay "có thật thế không?"
Họa sĩ Trịnh Cung: Thật ra, ký tên trong một bức tranh còn là một chi tiết nghệ thuật để kết thúc tác phẩm. Nó không giống như chữ ký trong một bức thư, hay một văn bản có tính pháp lý. Nó có thể được ký bên dưới hay bên trên, góc này hay góc khác, miễn sao chữ ký đó đóng góp thêm vẻ đẹp cho bức tranh, và là chi tiết cuối cùng mà người họa sĩ phải chọn lựa. Bùi Xuân Phái có một bức tranh rất nhỏ, vẽ bãi biển, nhưng ông lại ký một chữ rất lớn, không tương xứng. Nhưng nếu nhìn kỹ thì những nétký sống động ấy chuyển động như một đám người đang lô nhô trên bãi biển.
Khi người họa sĩ đã hoàn thiện tài năng của mình thì chữ ký cũng được ông ta chọn lựa phô diễn như một nghệ thuật, để tác phẩm trở nên hoàn hảo. Chữ ký của nhiều họa sĩ lớn trên thế giới bởi thế thường được tách ra, in vào trang đầu sách in phiên bản hội họa.
* Xin trở lại với câu nói đùa về việc "treo ngược". Phải chăng là một cách nói khác về tính khó hiểu của hội họa hiện đạỉ
- Sự khó hiểu bắt nguồn từ ngôn ngữ đặc thù của hội họa. Nhất là ngôn ngữ của hội họa hiện đại đã có sẵn mầm mống của sự khó hiểu. Khi nó từ khước việc tả thực thì nó đã cắt nhịp cầu giữa công chúng và nó- nhất là đối với công chúng không có điều kiện được thông báo đầy đủ về sự hình thành của ngôn ngữ mới đó. Dần dà nó trở thành một thứ gần như là mã hóa. Nhưng thông tin mà nó muốn gửi tới cho người xem đã bị che giấu, thì đừng có trách người xem than lên rằng hội họa là khó hiểu.
Cũng có những người cố gắng làm cho hội họa của mình trở nên khó hiểu, nhưng dễ nhận ra lắm bởi sự yếu kém về nghề nghiệp. Và chính lọai này đã gây nên sự ngờ vực của người xem đối với những tác phẩm nghệ thuật hiện đại đích thực.
Trong lịch sử hội họa đương đại, sự chống lại cái cũ là một mục tiêu mang bản chất thời đại, luôn luôn đòi hỏi sự cách tân. Nhưng có người sáng tạo sự cách tân, có người chạy theo sự cách tân. Khi người ta sáng tạo thì đó là cả một quá trình giống như là tình yêu vậy, có sự hiểu biết thấu đáo, có sự đầu tư máu thịt cả tâm hồn lẫn vật chất để khai sinh một tác phẩm.
Cũng giống như một con người, từ khi biết đi đến khi biết chạy cần có thời gian cần thiết để trưởng thành... Những họa sĩ bậc thầy Picasso, Miró, Kandinsky... trước khi sáng tạo nên những tác phẩm lập thể, trừu tượng, khó hiểu, đã từng vẽ những bức tranh đẹp về hiện thực, rất giỏi về phong cách, nhân hình học. Và cái gọi là khó hiểu của họ thực ra được xây dựng trên một nền móng của những nguyên tắc thẩm mỹ cổ điển. Nếu trở về với những bức trừu tượng của Kandinsky sẽ thấy những đường nét trên tác phẩm của ông đều có bộ xương sống của một sự vật có thật. Ông gạt bỏ những chi tiết để giữ lại những đường nét của sự sống chứ không phải là những đường nét vô tội vạ, không ý nghĩạ Tất cả những màu sắc được biến chuyển theo một ý nghĩa của từng nội dung mà ông đặt trên tác phẩm...
* Ông bảo "dễ nhận ra lắm" giữa chân và giã. Song với công chúng thì không dễ dàng gì...
- Lâu nay chúng ta chỉ mãi lo đào tạo họa sĩ mà quên đi một vế quan trọng là đào tạo người xem. Những phòng tranh vì thế luôn thiếu vắng công chúng. Ðể xem được tranh cũng cần phải học. Ðó là một lỗ hổng trong nền giáo dục của chúng ta. Và đã có nhiều thế hệ không được chuẩn bị những kiến thức mỹ thuật cần thiết để vào đời. Ðây cũng là lực lượng chính yếu để nuôi dưỡng nên nghệ thuật trong nước. Hiện nay gần như chúng ta không có người chơi tranh nội địa, đó là một nguy cơ đối với hội họa.
Tôi đã chứng kiến tại Paris những em bé lứa tuổi mẫu giáo vào nhà bảo tàng, với sự hướng dẫn của cô giáo đã bình luận, giải thích những bức tranh thuộc loại "khó hiểu" của hội họa hiện đại. Mình không dám bì với người ta, nhưng trong cái cách đem mỹ thuật đến với trẻ em, trong cách xây dựng một con người toàn diện để khi tốt nghiệp trung học một thanh niên có được trong tay những kiến thức nghệ thuật cần thiết có thể làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn - chúng ta vẫn có thể làm được trong khả năng của mình, nếu điều này được nằm trong quốc sách giáo dục.
* Nếu đã nằm trong quốc sách giáo dục, với tư cách một nhà giáo, ông sẽ làm gì cho hội họa?
- Phải cải tổ lại phương pháp giáo dục hội họa: trang bị cho học sinh những kiến thức mỹ thuật để có thể ứng dụng vào cuộc sống, chứ không phải là hướng nghiệp. Dạy theo kiểu hướng nghiệp thì chỉ chú tâm dạy cho học sinh biết vẽ, để vẽ cho đúng, cho giống, dần dần sẽ làm cho trẻ xa rời những vấn đề cốt lõi của nghệ thuật vì thấy vẽ khó quá và không thích hội họa nữa.
Mỹ thuật trong học sinh là làm nảy nở đời sống tâm hồn, phát triển kiến thức thẩm mỹ để biết lựa một màu áo hợp với màu quần, biết mang một cặp kính hợp với khuôn mặt, biết mua về một bộ salon có màu sắc hài hòẳVà để không ngại ngần khi bước vào một phòng tranh, đủ tự tin để nói thích hay không thích.
Thúy Nga thực hiện
(TTCN 4/8/1996)
Con Lừa Giữa 2 Bó Cỏ *
Ðọc xong bài viết của Trần Mạnh Hảo (TMH) phê bình Phạm Thị Hoài (PTH), thú thật tôi có cái cảm tưởng bài viết khá ồn ào và khá lạm phát ngôn ngữ! Từ một cái nhìn chung chung với cả 2 TMH và PTH, đọc xong bài viết này khiến tôi có cái cảm nhận khác, có dịp phân tích phần nào cá tính của người viết xuyên qua những điều ông viết. Bài viết ồn ào vì quá nhiều trích dẫn từ những trang trong tập "Man Nương", những câu những đoạn dùng để đưa dẫn người đọc "đồng cảm", đồng ý với tác giả, để kéo độc giả về phe và theo lập luận của mình (mà thật ra, không phải tất cả các bài viết đều cùng có tính cách thuyết phục hay lôi cuốn độc giả hay sao ?). Ðọc xong bài viết đó, đầu óc người đọc bị tẩu hỏa, lổn nhổn lùng bùng những từ ngữ, những chữ độc đáo ám ảnh mà chưa chắc người đọc có cùng cảm giác đến nỗi đó khi đọc tập "Man Nương". Người viết TMH ở bài này đã dùng những lý luận, quan niệm của quần chúng (society norm) về giá trị xã hội, luân lý, đạo đức, cái thiện cái mỹ để đánh giá và hướng dẫn, thuyết phục người đọc một cách rất khéo léo! Người đọc vô tình bị du vào cái "mê lộ" mà tác giả muốn đưa họ vào, và không chừng quan điểm lập trường có đối lập trước khi đọc, có thể bị lung lay sau khi đọc xong bài phê bình gắt gao này. Ở bài này, khi trích dẫn, người viết cố tình lôi vào những câu những chữ được đặc biệt nhặt ra, có ích lợi bênh vực cho lập luận và mục đích của bài viết. Người đọc không được cơ hội đọc nguyên cả đoạn văn, hay cả bài viết được trích dẫn để có cái cảm nhận vô tư khách quan và bớt bị dẫn dắt hơn. Bài viết phê phán của TMH toát ra một sự khinh ghét hơi cường điệu, không có một không khí dung hòa độ lương, hay bình phẩm một cách nương tay của một bài phê bình, nghĩa là phải có cả khen và chê đúng chỗ hầu tìm hiểu và xây dựng phẩm định tác phẩm. Vô hình chung, bài phê bình này sẽ càng làm người đọc tò mò hơn về tác phẩm bị gọi trúng tên, và chỉ có lợi cho nhà xuất bản, cùng tạo thêm tiếng vang cho Phạm Thị Hoài :)
Trường hợp phê bình văn chương trong "Man Nương" của Phạm Thị Hoài, trích vài câu văn dùng thứ ngôn ngữ dung tục, chửi thề, tục tằn hay mỉa may cay độc không êm tai người đọc, trong khi người đọc chưa đọc trọn cả đoạn văn để xem tác giả muốn nói về điều gì, tôi e rằng không công bằng cho tác phẩm và cho tác giầ Tôi liên tưởng đến một chén cơm chiên có mùi vị đặc biệt do một tay đầu bếp chế biến, chén cơm có những vị khá cay, có mùi nước mắm nồng nặc, có những hạt sạn rải rác. TMH chịu khó nhặt các hạt sạn đó tích lại thành một đống từ khắp các chương truyện, nên nhìn vào bát cơm người ta chỉ thấy sạn là sạn mà quên đi những hạt cơm trắng khác và mùi vị đặc biệt do đầu bếp chế biến. Cũng tương tự, nếu một độc giả chưa từng đọc sáng tác nào của PTH, hay một truyện nào trong cuốn "Man Nương", sau khi đọc xong bài viết của Trần Mạnh Hảo, chắc chắn sẽ chán ngán và có ý nghĩ về PTH đại khái như: Ồ Phạm Thị Hoài ghê gớm như vậy thật sao, eo ơi văn chương gì mà như hàng tôm hàng cá, như ngôn ngữ của chị em ta! Một độc giả trung dung không có thiên kiến gì thì sẽ có cái ấn tượng về Trần Mạnh Hảo như một nhà phê bình quá khích, một kẻ cả miệng đang dùng những lời cay độc để hạ bệ, tìm cánh đánh đổ huyền thoại về một "hiện tượng" văn học. Chỉ trích khác với phê bình. Chỉ trích người khác thường có tính cách phản bác lại vì chỉ trích là để bêu xấu, đánh đổ hủy diệt chứ không phải phê bình để xây dựng, thì đôi khi ảnh hưởng kết quả của sự chỉ trích đó chỉ làm cho người đọc biết rõ hơn về cái lòng của kẻ chỉ trích. Nói về cái xấu của người khác, với cái tâm không rộng lượng, không làm tăng cái tốt cho mình, không làm cho mình cao thượng hay được kính trọng hơn.
(Một chút lạc đề, về việc chửi tục, theo nhận xét của tôi, phải công nhận là dân Bắc, dân ở Hà Nội, dù là một đứa nhỏ, cũng biết cách chửi rất điệu nghệ, rất văn vẻ, và rất tục. Năm ngoái, tôi ngồi ngoài bờ hồ Hoàn Kiếm, một cô bé khoảng 8-9 tuổi bán hàng rong rón rén đến mời mua hàng, tôi lắc đầu bảo không mua, nó năn nỉ một lúc không được, quay lưng qua đám bạn bán hàng rong nói đổng: "con bà nó, có tiền mà keo kiệt bẩn như cú!". Một đứa bé còn có thể chửi một cách hồn nhiên như thế, thì người lớn hẳn nhiên phải chửi ác liệt hơn rồi. Chửi là một truyền thống của dân gian, ở một xã hội có nhiều điều bực bội, bức xúc, thì người ta chỉ có thể chửi cho đã, chửi để trút ra cái buồn phiền ảo não của đời sống. Tuy nhiên, người ta nghe chửi hàng ngày quanh đời sống thì dược, nhưng lôi cái chửi vào văn chương, mà lại chửi chế độ thì hơi mệt với các nhà giáo dục và các công an văn hóa.)
Ðể có một định kiến trung dung và ôn hòa, bớt thiên kiến hơn (điều này tôi áp dụng cho tôi), cuối tuần rảnh, tôi đọc lại "Từ Man Nương đến AK và những tiểu luận" của PTH do Hợp Lưu phát hành năm 1993. Dĩ nhiên là đọc lại toàn bộ và dừng lại, đọc kỹ hơn 3 bài tiểu luận của cô ở phần cuối sách. Ba bài tiểu luận viết cũng khá lâu trước cuốn "Man Nương", vào năm 1988-1989, tuy nhiên tôi tin nó phản ảnh đường hướng nghệ thuật của Hoài trong những tác phẩm sau, phản ảnh cho đến tác phẩm mới nhất là "Mari-Sến" được ấn hành vài tháng trước đây ở hải ngoại - một tác phẩm châm biếm xã hội ở giai đoạn giao thời, giai đoạn chập chững bước vào thế giới hỗn mang của tiểu tư sản, một tác phẩm cực kỳ cay đắng và khá cường điệu nhắm vào một giai cấp trí thức mới. "Man Nương" & và "Mari-Sến" là những sản phẩm văn hóa nóng bỏng của thời cuộc ở mặt văn học, xã hội, và chính trị, chắc chắn tác phẩm này dược số đông độc giả ngoài nước thuộc phe quốc gia ngày xưa tán thưởng, ủng hộ, vì tính cách phản kháng và bêu xấu xã hội chủ nghĩa và thành phần của xã hội. Nội dung là những điều mà mọi người ai cũng muốn nghe từ một kẻ sinh trưởng đào tạo từ phe bên kia. Cuốn sách không phải là một "best seller" mặc dù được phát hành ở cái nôi văn hóa Hà Nội, chỉ in có 2000 bản, tôi mua được một bản ở nhà sách đường Tràng Tiền Hà Nội hè năm ngoái, giá chỉ có 80 cents USD (10000 đồng). Trong khi đó cuốn Man Nương in ở hải ngoại cũng khoảng hơn ngàn cuốn giá $10 USD, nhưng so với tỉ số 1 triệu người ở ngoài và 70 triệu người trong nước, thì đủ biết trong nước số phận cuốn này không rực rỡ thành công cho lắm nhưng lại được đón nhận nồng nhiệt hơn từ phía hải ngoại.
Tôi nghĩ, khi nói đến nghệ thuật và văn học, nhất là khi đứng vào tư thế của kẻ phê bình, tức là phẩm định một tác phẩm, thì người viết nên mời chính kiến, chính trị đi chỗ khác chơị Về người viết, bất cứ người viết nào khi đã đi khá sâu vào con đường nghệ thuật đều phải chọn cho mình một thái độ văn chương để phát triển năng khiếu riêng của mình - hoặc xông xáo tìm cho mình một lối đi riêng biệt hoặc ngồi yên một chỗ hòa mình với thiên hạ một cách tiêu cực, đó cũng là một thái độ. Từ một thái độ đã chọn hoặc tìm thấy, người viết sẽ lộ ra một bản sắc riêng trong tư tưởng, ngôn ngữ và văn phong. Viết là một cách ứng xử với đời sống và đối diện với những hoàn cảnh chung quanh, không phải là một cách ứng xử văn hóa, Phạm Thị Hoài đã khẳng định như vậy trong bài tiểu luận "Viết Như Một Phép Ứng Xử" (trg 172). Người viết phải trải qua một quá trình thu thập rất nhiều dữ kiện trước khi ý tưởng có thể tràn ra trên mặt giấy. Người viết có thể và có quyền dùng bất cứ một chất liệu nào trong đời sống, thật hay chỉ là hư cấu, để dùng làm nền cho ý tưởng, làm biểu tượng, làm tiếng nói cho điều mình muốn bộc lộ. Hai nhà văn bản chất khác nhau viết về một đề tài như sự đau khổ, một người có thể chỉ dùng chữ kín đáo nói về cái đau, nói về cái nhăn mặt để cho người đọc liên tưởng đến sự đau đớn muốn nói; người viết kia thì chọn một lối diễn tả khác, lại muốn hét to, muốn gào lên, muốn cào cho rướm máu để cho người khác thấy được cái đau một cách rõ rệt hơn. Hai lối diễn tả tuy khác, nhưng thực chất cũng chỉ là một, để nói lên sự đau khổ mà sự chia sẻ chỉ trông nhờ ở điều người đọc cảm nhận. Sự diễn tả của PTH trong văn phong là một sự diễn tả cào cấu làm bật rách, làm toác hoác một vết thương đỏ lòm khiến người khác khó có thể nhìn lâu vào được. Sự sử dụng ngôn ngữ của Hoài, thiết tưởng như một thứ tiếng nói chưa nghe quen, chói lói còn lạ tai, làm cho lương tâm, nền tảng đạo đức và luân lý, cùng chiếc áo giáp tri thức bị lay động. Thế giới trong truyện của Hoài là một thế giới của thảm kịch trí thức. Dưới mắt Hoài, chỉ có thành phần này mới có khả năng kình chống giữa giai cấp tư sản - mà người trí thức là kẻ tiêu biểu - với giai cấp bình dân nghèo khổ. Trong cuộc tranh chấp vô hình này trong xã hội ngày nay của VN, thành phần trí thức tư sản được nhiều quyền lợi hưởng thụ trên sự điêu tàn của kẻ khác, tôi cảm thấy trong sáng tác của Hoài, ngoài là một tiếng la khá động chạm làm một tầng lớp xã hội động lòng, có vẻ nghiêng cảm tình của mình về phía những người khốn khổ, tức những kẻ thất thế và bị chèn ép. Nếu nhìn sâu vào khuynh hướng sáng tác ở mặt nghệ thuật, và "cách ứng xử với đời sống" của PTH, thì nên xem tác phẩm của cô như một bản sao ghi chép lại một mảnh xã hội đã bị suy đồi và băng hoại ở một giai đoạn lịch sử, một bức ảnh chụp tả chân sống động mà người nghệ sĩ ở Hoài đã khéo léo chụp được. Trong nghệ thuật, quan niệm cái đẹp không nằm ở chỗ làm vừa mắt người xem, mà còn có thể dùng hình ảnh, ngôn ngữ để đánh động, để đi sâu hơn vào tâm thức để ảnh hưởng, kích động một mảng tình cảm chìm khuất của người thưởng thức. Người đọc từ đó có thể suy diễn và rút cho mình vài điều để suy nghĩ, có thể bị dị ứng hay len lỏi đi vào lòng.
Có một lần, tôi nghe được một câu nói ngộ nghĩnh: ngày nay, trong lãnh vực văn chương, người ta đã sản xuất ra những loại máy để đọc. Những tạp chí lớn có tiếng như Time, New Yorker gồm toàn những câu được đóng hộp, một cách hoàn toàn máy móc. Những tờ báo lớn đó nói những điều người khác muốn nghe, những câu được đóng khuôn sáo, toàn những đề tài PC (politically correct) cả. Có thế báo mới bán chạỵ Ðó là kỹ nghệ văn hóa, và theo một số những kẻ cơ hội và thức thời, đó cũng là một "vấn đề của văn minh". Các bộ môn nghệ thuật đúng nghĩa và đi bên ngoài dòng lưu chính, có thể chết vì lý do giản dị: vì nghệ thuật chỉ là một thứ thủ công nghệ đầu óc tối cao, không thể sản xuất hàng loạt và có nhuận lợi. Con người ở xã hội VN và mọi nơi, có thể con người cũng phản ảnh những gì họ sản xuất: đâu đâu cũng lấy những cái đồng loạt làm khuôn mẫu chung. Con người đồng loạt có chung mẫu số là mẫu người tương phản với tính chất nghệ sĩ. Khi người ta sản xuất những vật dụng dành cho một xã hội rộng lớn như xã hội chủ nghĩa đại đồng, thì người nghệ sĩ khó lòng giữ được sự độc lập của mình. Hình như có một áp lực nào đó thôi thúc sau lưng, người nghệ sĩ phải tìm cách giải toả, đáp ứng sự thôi thúc đó bằng cách này hay cách khác. Ðó có thể là cách của PTH chăng ?
Xin trích dẫn một đoạn viết của PTH trong một bài tiểu luận (VNMPUX, trang 175):
"Văn học VN nửa cuối thế kỷ này dường như hy vọng ở sức mạnh tập thể nhiều hơn ở những anh hùng cá nhân. Có một thờik, độc giả còn ít nhiều quyền chọn lựa, giữa Vũ Trọng Phụng và Thạch Lam chẳng hạn. Tôi không cho rằng hai nhà văn đó đủ tầm để dựng lên hai bình diện tư tưởng cấp độ khác nhau, nhưng chí ít, thế giới tinh thần, tâm lý, tình cảm của họ đã đủ độ riêng biệt đến mức không thể nhầm lẫn người này với người kia. Hiện tượng này càng thêm hiếm hoị Các nhà phê bình của chúng ta không còn cách nào hơn là khoan sâu vào những phẩm chất chung của một tập thể văn chương. Những phẩm chất này lại được họ cho hôn phối một cách hết sức thành công với sự kiện xã hội chính trị và thời đại chung..."
Quan niệm nghệ thuật có sự tính toán lợi hại và có khái niệm tập thể rất gợi lòng thông cảm của đại đa số, và vô tình văn học lại phát triển theo quy luật định hướng của thị trường, mặc dù điều này tự nhiên và tốt cho tính cách phục vụ quần chúng, phục vụ sự thưởng thức một cách vô thưởng vô phạt. Ðặc biệt văn chương loại này có lợi ích cho việc duy trì chân lý xã hội mà "họ" đang níu kéo theo đuổi, nhưng người viết - nhà nghệ sĩ - lại bị kềm chế và gò bó không thể phát triển năng khiếu cá nhân để chiều lòng và phục vụ tập thể, mà phải đi theo con đường phi chính thống thì cũng đau khổ biết là chừng nàọ Những giai thoại về nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, như Phùng Quán, người nghệ sĩ chỉ còn có thể "mượn câu thơ mà đứng dậy" để bộc lộ chí khí của kẻ thất thế, của kẻ tuyệt vọng.
Theo PTH, giữa một bên là thứ văn chương "cập nhật" và một bên là tài năng và khí phách quả cảm, thì người viết (và ngay cả người đọc) nên chọn bên nào? "Có nhà văn nào hài lòng thấy mình là con lừa nổi tiếng đứng giữa hai bó cỏ không?" (Một trò chơi vô tăm tích, trang 183).
Dù sao, phải có sự xung đột giữa những quan niệm và thẩm định nghệ thuật, để từ đó người viết và người đọc có thể hiểu chức năng thật sự của văn học, dùng nó để làm khí cụ thay đổi lòng người, ở bất cứ một phạm trù hình thức nàọ Vì lòng kính trọng với chữ nghĩa, những cuộc tranh luận đả kích này nên xem là một điều cần thiết cho giới đọc, giới viết, và giới phê bình, để hiểu rõ tại sao ngôn ngữ quan trọng trong đời sống chúng ta, tại sao con người sinh ra rồi một ngày nào sẽ biến mất đi, nhưng chữ nghĩa thì sẽ còn tồn tại mãi mãị
PCL
chú thích:
* mượn một câu trong bài tiểu luận của PTH, "Một trò hơi vô tăm tích", Từ Man Nương đến AK và những tiểu luận, nxb Hợp Lưu 1993, trang 183.
Người Anh
Mải đến bây giờ, tôi mới khám phá ít nhiều về bí mật của người anh biệt tích của tôi. Anh Sanh. Một người anh cùng mẹ khác cha mà mẹ tôi không bao giờ kể trong suốt thời gian tôi sống bên bà. Mẹ tôi đã quá bí mật. Bà che dấu tất cả sự thật về đời bà. Về người đàn ông của bà hay có thể về những người anh hoặc chị của tôi ở đâu đó. Tôi chỉ nhớ lại lờ mờ vào những đêm mùa đông dưới xóm, trong muôn ngàn tiếng than não nùng của loài dạ trùng, và tiếng ào ạt vần vũ của gió và mưa ngoài trời, già Bảy đã nằm bên tôi trên chiếc phản gụ, để kể một chút ít về đời của mẹ. Già Bảy là ai, ở đâu, có liên hệ gì đến mẹ, đến tôi, mãi tận lúc này, tôi cũng không hề hay biết. Tôi chỉ biết một điều, chính già là một người thân yêu nhất của tuổi thơ của tôi, hiện diện trong những ngày côi cút nhất như thể một bà ngoại, một bà Tiên già trong một câu chuyện cổ tích. Tôi chỉ nhớ một điều là già đã gọi mẹ tôi với tất cả sự kính trọng. Mợ Ba, già hay gọi mẹ tôi như vậy. Răng của già nhuộm đen. Già luôn luôn ăn trầu. Tóc già bạc, nhưng già vẫn còn mạnh khỏe. Cứ chừng vài tháng là già lại xuất hiện, khệ nệ mang một con gà, con vịt hay thúng chuối cho mẹ. Già lại quanh quẫn cùng mẹ trong chiếc chái dành riêng cho mẹ và tôi, giúp mẹ nấu cơm nấu nước, quét nhà quét sân... Rồi đến đêm, già lại giăng mùng cho tôi ngủ, soi đèn dầu đập muỗi hoặc kể chuyện Tấm Cám, Phạm Công Cúc Hoa, Thạch Sanh Lý Thông, Trương Chi Mỵ Nương, Lưu Bình Dương Lể... Giọng già đều đều bên tôi. Tôi lắng nghe trong khi bên ngoài xóm rộc xôn xao tiếng lá xột xoạt của cây mít sau hè, và thỉnh thoảng là những tràng súng nổ phát lên đâu đó ở hướng bờ sông Cái. Thường thường là tôi hay thiếp đi trước khi câu chuyện chấm dứt, để rồi đêm hôm sau lại bắt già kể tiếp. Thỉnh thoảng già lại nhắc hoài đến tên Sanh với niềm thương mến lẫn trọng vọng. "Ngày xưa già làm vú của anh Sanh của con. Ðêm nào cậu ấy cũng bắt già kể chuyện như con bây giờ" "Ngày trước anh Sanh của con học hành giỏi có tiếng nhất thì thành phố." hay "Ngày còn nhỏ, anh Sanh của con luôn luôn đòi ngủ với vú". Ngày nhỏ anh Sanh của con thường hay bắt bà cõng ra đồng cỏ". "Ngày nhỏ anh Sanh của con bị con ngựa trở chứng đá phải gảy cả tay phải mang đến nhà thương. Ngày nhỏ mẹ con thương anh Sanh lắm..." Tôi hỏi bây giờ anh Sanh ở đâu. Già Bảy trả lời: "Anh Sanh của con ở một nơi rất xa.." Xa là ở đâu, hở già Bảy?" Già Bảy đã ôm xiết chặc lấy tôi, hôn nhẹ trên đầu tóc của tôi, rồi thầm thì: "Lớn lên rồi con sẽ hiểu". Tôi cũng không còn đặt thêm câu hỏi nữa. Có lẽ là lúc ấy là tôi còn quá nhỏ để hiểu về cuộc đời, về những mảnh trái ngang và lịch sử của đất nước. Tôi chỉ hiểu rất lờ mờ về tiểu sử của tôi. Về mẹ tôi là vợ hầu của một người đàn ông mà tôi gọi bằng Bác. Và ba tôi đã chết như mẹ hằng dặn. Tôi chỉ biết tôi là con riêng, côi cút sợ hãi mọi người, co rúm lại dưới chiếc bóng tàn tạ của mẹ tôi. Tôi đã khóc để nói với già những lần tôi bị người ta hành hạ. Già Bảy cũng khóc cùng tôi: "Tại số phận của mẹ con. Ngày xưa mẹ con giàu có lắm, có cả một bầy ngựa để kéo xe. Con được kẻ hầu người hạ..."
Vâng, tại số phận của mẹ tôi, như bà Bảy kể. Bởi vậy tôi đã không còn thắc mắc tại sao tôi lại có mặt dưới cái mái nhà đầy những thảm kịch nữa. Một ngày, già Bảy lại ghé ngang thăm mẹ tôi. Lần này già hốt hoảng thấy rõ. Già nói với mẹ một điều gì đó, khiến gương mặt mẹ tôi phải biến sắc kinh đảm. Hôm ấy mẹ tôi không còn ngồi trên sạp chợ để bán buôn như thường lệ nữa. Trái lại tôi phải thay mặt bà trước những nãi chuối bồ hương, mốc, xiêm, hay những trái thanh long, rổ hột gà. Mẹ tôi biến đi. Mẹ làm gì tôi chẳng biết. Chỉ biết là ngày hôm ấy bà khác hơn mọi ngày, mang về nhà với những lọ thuốc Tây, như trụ sinh, aspirin, hay ký ninh rồi dấu trong buồng kín. Ðêm ấy, hai người lao mình ra bóng tối.
Ðấy là những gì mà tôi có được ở một người anh. Chuyện tôi kể quá đỗi mơ hồ như những gì tôi được biết về một người ruột thịt. Bởi sau đó, tôi đã bỏ cái căn nhà u ám ấy về một nơi khác, để tiếp tục cuộc đời khác, để thề rằng sẽ không bao giờ trở lại cái nơi đầy những đám mây u ám. Già Bảy cũng không còn để lại chút gì kỷ niệm. Anh Sanh tôi cũng không bao giờ thắc mắc để đặt câu hỏi. Sau đó, như mọi người trẻ tuổi khác tôi bị động viên và được thuyên chuyển về một đơn vị thám kích ở miền Trung. Một ngày tháng năm chúng tôi đã đột kích vào một điểm mật trên một ngọn đồi trọc. Mờ sáng chúng tôi đã có mặt trên hang cùng với người hồi chánh. Và chúng tôi đã ném lựu đạn, cả những khối chất nỗ để phá sập hầm. Bốn người bên kia bị tan xác. Trong số người chết có một người tên Sanh, một cán bộ cao cấp vừa xâm nhập từ Bắc. Tôi đã tìm trong hành trang của người cán bộ này một cuốn nhật ký.
Cuộc chiến nào cuối cùng cũng tàn lụi với kẻ thắng và người thua. Ðể đến lúc lịch sử được thẩm định. Ðể người sống sót được trở về, thấy rõ hơn về sự thật. Tôi cũng là kẻ sống sót, dù phải mất hơn sáu năm trong trại tù khổ sai. Sáu năm tôi nằm trong trại thù hận mẹ tôi, đau đớn cũng vì mẹ tôi. Mẹ tôi đã lộ bày cõi bí mật của bà. Có nghĩa là người đàn ông đầu tiên của bà đã bị giết trong kháng chiến chống Pháp, và người con trai độc nhất của hai người là anh Sanh đã bị giết trong cuộc chiến Nam Bắc. Mẹ tôi đã tự hào với những lần vào tù ra khám, và theo như những người quen biết kể lại, bà hay nói về cái đêm nghe tin anh Sanh bị thương, bà và già Bảy bí mật ra bờ sông Cái để chuyển thuốc Tây về bên kia chiến khu, để từ đó bắt đầu cho công tác nội thành. Cánh cửa giam hảm đời bà nay đã được mở toác ra, và bà đã ngồi trên chiếc chiếu hoa để nhận lảnh bao nhiêu lời tuyên dương từ chế độ mới. Bà đã để hình anh Sanh trên bàn thờ giữa phòng khách. Bà đã treo những bằng khen tặng, biểu dương, liệt sĩ, anh hùng đầy nhà. Suốt sáu năm trời trong trại tù, tôi chưa bao giờ nhận một giòng chữ thăm hỏi của bà. Vâng, tôi hiểu, bà đã say sưa trong cái hào quang sau những năm dài chìm đắm trong hoạn nạn, cơ cực.
Bây giờ, tôi có nên hận mẹ tôi hay là cám ơn mẹ tôi, khi bà chẳng hề ngó ngàng gì đến một đứa con sa cơ của bà. Phải, nếu tôi buồn vì sự vô tâm của bà một lần thì tôi phải cảm ơn bà gấp trăm ngàn lần hơn thế nữa. Bởi vì nếu khôn có sự vô tâm chai cứng của một người mẹ, thì gia đình tôi đâu được cơ may đáp máy bay phản lực qua Mỹ, để các con tôi được học hành đến nơi đến chốn? Vâng, cuộc chiến này thật kỳ cục. Và lịch sữ cũng vậy. Cũng đầy bao nhiêu biến cố lạ lùng. Năm này, hai đứa con của tôi ra trường. Một chuyện thật khó tin cho một gia đình vô sản như gia đình tôi, cho một tên đạp xe thồ mang áo vá như tôi. Có lẽ nay mai tôi sẽ dẫn chúng về thăm bà nội. Nhưng có một điều đã làm tôi vô cùng khổ tâm. Có nên nói với mẹ tôi về một người tên Sanh bị tan xác năm xưa hay không?
Trần Hoài Thư
Gà
Viết tặng một người bạn @monash.edu.au và các thân hữu xóm tào lao.
Thế giới này, trong các món ăn về thịt cầm thú có lẽ gà phổ thông nhất rồi mới đến các loại khác như heo và bò. Tuy nhiên hai thứ sau bị cấm giết thịt bởi lý do tôn giáo ở một vài quốc gia. Riêng tôi chưa hề nghe gà bị cấm ở đâu cầ Trộm nghĩ ai trong đời lại chả có dịp xơi thịt chú kê, trừ những người ăn chay không kể.
Ngày mới qua đây. Thuở đó tôi đi làm lãnh lương ba cọc ba đồng. Mỗi lần đi chợ bà xã lấy thịt gà làm chuẩn. Của đáng tội. Bởi vì mình nghèo và thịt gà rẽ. Mua chất đầy cả cái xe đẩy mà lúc trả tiền mặt cứ phơi phới. Chỉ khổ tuần lễ hết ba ngày ăn gấ May nhà tôi khéo léo chế biến đủ th Hôm gà quay tẩm ngũ vị hương, bữa gà nướng sả, khi xé phay, nọ luộc lá chanh, kìa kho gừng. Thêm cháo gà, gà nướng, gà tiềm thuốc Bắc ôi thôi đủ thứ riết rồi có đêm nằm mơ thấy mình mọc lông biến thành gà ráo trọị Ngán quâ Chẳng phải bà xã nấu nướng kém cỏi gì cho cam mà bởi vì gà đây thịt nhạt nhẽo và bở rạc hoặc đôi khi dai nhách, nuốt vào tựa nuốt dây thung, nhai như nhai giấy bồị Chẳng bù như gà ta xứ mình. Vóc dáng nhỏ nhắn nhưng thịt ăn cứ ngọt như đường phèn ngào như đường cát.
Gà đây họ nuôi theo lối công nghiệp. Từ lúc ấp trứng, nở ra gà con, xong tống vô cho sống trong chuồng đèn để sáng trưng ngày đêm có máy chuyền thức ăn vào. Chú gà chỉ có mỗi việc mổ và nuốt đồ ăn. Ngoài ra họ lựa giống nuôi mau lớn bán nhiều lời bất kể thịt có ngon hay không. Nghe nói một chú gà con kêu chíp chíp chỉ cần nuôi 22 ngày là đã trở thành anh gà giò chuẩn bị bắt đưa đi làm thịt. Hèn chi gà đây thịt dở tệ.
Mà lạ. Hoá ra con gà xứ mình được thả tự do bới đất ăn trùn, sâu bọ nên thịt thăn dai chứ không bở. Tuy nhỏ con nhưng thịt thơm ngậy. Luộc lên xong dòm cái màu da vàng như nghệ thật khoái con mắt. Ai nhớ phở gà Hiền Vương. Có dịp đi ngang qua nhìn trước quán thấy họ treo mấy anh chị gà đã luộc chín, màu mỡ vàng rịt láng bóng thì nỡ lòng nào làm ngơ bước luôn cho đặng. Vô gọi một tô phở gà dai lòng trứng non đủ cả gan mề bao tử xếp lớp bên trên thì thế chiến thứ ba đang xảy ra ngoài cửa cũng không ngán. Tì tì làm hết tô đã rồi tới đâu thì tới.
Ai từng ghé Nha Trang chắc biết quán Lạc Cảnh. Tôi mê gà xé phay ở đây. Cũng nòi gà ta, mái tơ mái dầu hay mái xề gì tôi chẳng rõ, mà luộc lên ngửi thơm phức. Xé nhỏ ra trộn với hành củ, rau răm, chấm muối ớt ăn ngon quên thôi. Một dĩa gà xé phay, vài tên bạn nữa đủ tà tà chở nguyên két bia đi tuốt luốt. Còn một quán ăn nữa mà giờ tôi quên khuấy tên. Hình như chữ đầu là Thanh... Ngày xưa trong tuần ở quân trường ăn cơm nhà bàn phát ngán. Ngày nghỉ chúng tôi ra ngồi chật quán cơm này. Ở đây nổi tiếng nhất cái món cơm gấ Nước gà luộc dùng để nấu cơm. Gạo thơm nên cơm dẻo và ngon. Thịt gà họ xắt từng miếng nhỏ vuông vức xếp đều trong cái đĩa, phía da nằm dưới. Xong họ lấy cái đĩa nữa úp lên trên rồi đảo ngược lạị -Dĩa thịt luộc với da gà vàng tươi trở lên trên nằm ngay ngắn nhìn rất đẹp, rất bắt mắt. Chỉ cơm gà chan với nước mắm mà tôi ăn mãi phát ghiền.
Các cụ hay nói "Nhất bì nhì cốt" để so sánh mức ngon lúc đánh chén thịt gà. Quả đúng vậỵ Ngon nhất da gà thứ nhì là xương còn thịt bét hạng. Nhưng nói trong nước kìa. Bên này các ông các bà né da gà như tránh tà. Sợ ăn nhiều vào lên vài ba ký lại phải tốn tiền vô mấy phòng thể dục mà tập cho nó xuống cân bớt. Dân nhậu chúng tôi thì khoái "Nhất phao câu nhì đầu cánh" hơn.
Một kỷ niệm khá vui. Ngày còn đóng ở Phan Rang. Xếp đi phép giao xe cho tôi gi Lâu lâu mới có xế láng, dại gì không đón đám bạn vọt ra phố dợt le với mấy cô. Chạy ra đến Tháp Chàm. -Dường phố thì hẹp. Xe chạy nhanh ngon trớn bỗng nhiên thấy một bầy gà đang nhởn nhơ bát phố trên đường lộ. Thắng không kịp tôi cán què giò một chị mái tợ Xuống xe xem xét đương lúc chủ nhân trong nhà chạy ra bắt đền. Đành móc tiền ra trả mà mặt cười như mếu vì chẳng biết phải làm sao với chị gà mái này. May sao tên bạn đi chung bảo ghé nhà người quen nhờ họ làm thịt giùm. Thành ra bữa đó cả bọn ăn cháo và gỏi no nê.
Ngày xưa lâu lâu cuối tuần dắt người yêu vô Chợ Lớn đớp mì vịt tiềm. Lúc về ghé Tôn Thọ Tường mua vài ổ bánh mì, dăm ký vịt quay hoặc gà xì dầu về làm quà cho ông bà nhạc gia tương laị Rẻ chán. Mỗi lần vài trăm bạc mà sau này có cơ xỏ mũi con gái rượu dắt về bắt hầu hạ mình suốt cuộc đời há chẳng cao kế hay sao. Nhìn ông bà chén miếng thịt gà muối xì dầu vừa khen ngon đủ làm mũi chàng rể ngấp nghé là tôi nở bự như trái cà chua. Nhưng hỡi ôi! Uổng công xúc tép nuôi cò, công dã tràng xây cát biển Đông trôi theo giòng nước. Người đẹp vừa học ra trường xong bắt liền anh chàng bác sĩ vừa có danh có tiền, bỏ mặc anh lính trẻ nghèo xác xơ mà bước lên xe bông không quên gửi lại vài giọt nước mắt cá sấu.
Ngoài gà ta xứ mình còn thấy gà nòi, gà lôi, gà tre, gà rừng, gà ác ..vv... Mấy loại kia tôi chưa hề nếm chứ gà nòi thì có. Số là ngày còn nhồ Lần về quê ngoại chơi thấy trai trẻ cùng làng người nào người nấy tay ôm chú gà nòi cổ vặt lông lòi da đỏ choét chân cựa vuốt sắc như dao đem đi đá độ. Thấy mê quá nên về năn nỉ ỉ ôi ông bà dì cậu mua cho một con để đem về Sài Gòn nuôi chơị Nuôi nấng được một năm chú gà bắt đầu trổ mã lớn xộn. Một ngày xấu trời ôm gà qua nhà hàng xóm khoe nhằm lúc họ giết gà bệnh đang nuôi để ăn thịt, sợ chậm trễ dịch lây hết cả đàn. Họ đang làm gà toi mà mình vô ý thả tay con gà nòi chạy bổ tới mổ ăn ba cái miếng thịt vụn. Nào có biết gì đến chừng nhìn chú gà ủ rủ trong chuồng thì ôi thôi đã trễ. Đành để mẹ làm thịt chú gà cưng mà lòng đau như cắt. Tới chừng rôti hành tỏi xong xuôi thì tuổi trẻ vô tư đà quên khuấy, vừa ăn vừa khen ngon đáo để. Nhớ lại thịt gà nòi mới lớn ăn ngon ư là ngon.
Trong sở có anh bạn gốc Hy Lạp. Lâu lâu đi ăn trưa chung với nhau anh dẫn tôi đi thử món Hy. Món gyros lạ lẫm. Nhìn cái cây thịt đang quay chín coi cũng hấp dẫn gớm. Có hai loại: trừu và gà. Thịt trừu hăng hăng tôi thử một lần khá ngon nhưng chê cái mùi hắc nên không thèm nữạ Gyros gà thì tạm được. Ăn chung với bánh mì pita làm bằng bột nhào sữa dê béo béọ Nhưng thật tình mà ngôn thua xa gà rôti ở nhà.
Tây có món gà sốt rượu vang. Ăn với bánh mì cũng tình. Tuy nhiên tôi lại khoái ăn bánh mì với cà ri gà của mấy anh Ấn hơn. Có lẽ mùi cà ri thơm hơn mùi rượu vang hay tại mình chui vô mấy cái tiệm ăn Tây dỏm nên họ dùng rượu vang rẻ tiền, lúc ăn chả còn mùi vang mà chỉ còn vị chua chua như giấm. Mỹ còn tệ hơn. Vô Kentucky Fried Chicken hay El Pollo Loco mua ăn thử một lần đủ phát ớn. Lắm mỡ màng thêm mùi vị nhạt thếch. Mỗi năm đến mùa lễ Tạ Ơn nghỉ bốn ngày thật sướng. Chỉ khổ cái đi đâu cũng bị mời ăn gà tâỵ Thôi đành ráng. Cái thứ thịt gà này dù có nấu nướng pha chế đủ mọi cách thì hên lắm được tôi ăn vài ba lát mỏng. Chịu. Không bằng một góc gà quay của mình.
Dưới Little Saigon có nhiều hàng bán bánh mì gà. Có chỗ bữa họ nhét trong bánh mì với thịt gà quay, bữa cho vô thịt gà xấy khô như ruốc chà bông, bữa lại bỏ vào thịt gà chiên. Thật chẳng biết đường nào mà r Nhưng gà gì cũng chẳng sao, mua về mong lũ con khoái ăn vì dù sao vẫn hơn là để chúng nhơi hamburger, hot dog.
Câu tục ngữ "Khách đến nhà không gà thì vịt" thể hiện tinh thần hiếu khách của người mình. Ăn uống đạm bạc cho qua bữa nhưng hễ khách khứa đến nhà thì nghèo kiết xác cũng ráng chạy tiền giết gà giết vịt nhậu nhẹt linh đình đặng nở mày nở mặt chủ nhấ Ấy là ở quê nhà kìà. Chứ sống nơi đây quê người phải khác chút. Bạn bè khách khứa đến nhà không tôm hùm cũng cua rang muối. Chứ mình đem ba thứ thịt gà ra nấu nướng đãi bạn bè ăn hoài họ buồn, e rằng chẳng chóng thì chầy hè nhau biến hết, bỏ mình lại cho mà chơi với dế.
Phú Lê
(8/26/96)